Du lịch Hokkaido, Nhật Bản - Mùa Thu Đông
Có nên đi Hokkdaido - Nhật Bản vào mùa thu đông?
Câu trả lời là không nha mấy bạn, mình đi Nhật (Hokkaido) vào cuối tháng 11 - đầu tháng 12, mà chả thấy cảnh gì. Cuối tháng 11 thì hết mùa thu, lá vàng lá đỏ lá cây không còn một cái; đầu đông thì chỉ có mưa lơi rơi lất phất chứ không hề có tuyết :)))
Cụ thế trong bài là mình đáp Hokkaido vào 3/12/2023 và rời khỏi vào ngày 9/12/2023 (6 ngày). Book vé máy bay: Haneda (Tokyo) -> New Chitose (Hokkaido): tầm 500rm khứ hồi (hành lí 20kg).
Đáp sân bay New Chitose (Hokkaido) vào 9h tối, đi bus về trung tâm thành phố hết một tiếng rưỡi. Có nhiều lựa chọn nhưng mình chọn đi bus, đi tàu thì cũng được nhưng mình không thích đi tàu; vốn dĩ thích ngắm thành phố từ bus hơn.
Nói thế thôi chứ có ngắm thành phố được gì, đường từ sân bay New Chitose về trung tâm thành phố tối hù, kiểu như sân bay nằm vùng xa lắc ngoại ô, nên coi là cũng không ngắm được cảnh gì.
Vô đến trung tâm thành phố một tí thì bắt đầu thấy được sự nhộn nhịp.
Khách sạn mình ở nằm ngay khu trung tâm của Hokkaido, nên xe bus chạy vòng vòng vài điểm trước trả khách, sau đó điểm cuối mới là khách sạn mình, tới khách sạn tầm khoảng 0:00h, hên quá lễ tân còn mở cửa sáng đèn để đón.
Take Note:
- Trung tâm thành phố Hokkaido giống như quận 1 (về đêm), ít nhất là nơi khách sạn mình ở. Khách sạn mình ở là nằm ở khu Odori Park, một trong những điểm trung tâm.
- Lễ tân khách sạn nói tiếng anh tốt (take note vì nhiều nơi ở Nhật nhân viên không nói tiếng anh tốt). Khách sạn mình ở thì kiểu nghiêng về đón khách quốc tế nhiều hơn.
Cảnh từ sân bay New Chitose về trung tâm Hokkaido như sân bay quê mình :)
Đáp sân bay Narita-Tokyo lúc 7h30 sáng, mình và bạn mình mua vé tàu về ngay sân bay Haneda (vì khách sạn bọn mình book gần đó).
- Khởi hành: 11:30 PM (Kuala Lumpur)
- Đáp: 7:30 AM giờ Tokyo.
Vé tàu RM30/người, bọn mình đi là vé tàu chậm vì follow theo lịch tàu (tàu chậm có chuyến lúc 8h nhưng tàu nhanh lại phải đợi đến 9h30). Bạn mình muốn đi tàu nhanh còn mình thì không cho, muốn đi tàu chậm. Nhưng sau này mới biết đi tàu nhanh nó sướng cỡ nào :)))
- Tàu chậm (RM30, tàu local, dừng ở nhiều trạm): 2h30p tới sân bay Haneda.
- Tàu nhanh (RM100/người?): đi tầm 1h45p
Sau khi tới sân bay Haneda thì cũng tầm 11h, bọn mình chuyển qua tàu khác để về khách sạn. Khách sạn bọn mình ở chỉ cách sân bay này 3 trạm tàu (5p đi tàu).
1. Shibuya: Shibuya Scramble Crossing
Cái ngã giao nổi tiếng gì đó ở Shibuya. Khu này cũng như phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Sài Gòn hay Bukit Bintang ở KL. Chỗ này còn có cả bức tượng chú chó Hachikō nổi tiếng (Quảng trường Hachikō), ngay kế bên Shibuya crossing.
Di chuyển: đi tàu tới trạm Shibuya, đi ra ngoài trạm là tới.
Tới thăm chú chó Hachiko:
Bức tượng của chú chó trung thành Hachiko được đặt ngay khu crossing street, bạn nên ghé qua để tham quan.
Lúc mình đến, có rất rất nhiều khách du lịch đang xếp hàng để đợi chụp hình với bức tượng này.
2. Takeshita Street:
Giống như Phố tây Bùi Viện Q1 hay Jalan Alor ở Bukit Bintang. Con đường mua sắm dài gần 400m, tràn ngập các shop quần áo, hàng quán.
Di chuyển: dừng ở trạm Harajuku, giữa 2 trạm Shinjuku và Shibuya. Từ trạm Shibuya đi tàu qua chỉ tầm 3-5p.
3. Công viên Jingu Mae (đền Meiji Jingu):
Nằm gần Takeshita Street, đi bộ tầm 5-10p. Vào tham quan nhưng đóng cửa (6h-16h) nên chỉ đứng bên ngoài chụp hình.
Di chuyển: dừng ở trạm Harajuku.
4. Hoshino Coffee:
Gần Takeshita có cái Hoshino Coffee nên hai đứa vô uống cafe :))
Sỡ dĩ chọn vì Hoshino Coffee có chi nhánh ở Malaysia :)))
5. Ăn trưa ở đường Udagawacho (Shibuya):
Đường Udagawacho là một trong những con đường sầm uất gần crossing street. Đi dạo Shibuya crossing đói quá 2 đứa vô đại một tiềm mì nào đó trên đường Udagawacho để ăn lun :)))
6. Shopping ở CU và Uniqlo:
Mục đích qua Nhật là để mua đồ Uniqlo và CU nên tới một cái là hai đứa bay vô cửa hàng CU và Uniqlo mua liền :))) CU là chi nhánh mẹ của Uniqlo, đồ trẻ trung, đa dạng và rẻ hơn Uniqlo. Nhưng nhìn chung 2 phong cách đều là tối giản như nhau.
** Bay từ Kuala Lumpur <-> Nhật Bản.
1. Vé máy bay:
Recomendation: Nên book trước 1,2 tháng vì đi Nhật khá xa và vé máy bay khá mắc nên book trước để có vé giá rẻ. Bay từ Kuala Lumpur đến Tokyo là tầm 6 tiếng.
Ở Tokyo có 2 sân bay:
- Sân bay quốc tế Narita: sân bay quốc tế, nằm cách trung tâm Tokyo tầm 2h đi tàu.
- Sân bay nội địa Haneda: sân bay cũ, chỉ bay nội địa, nằm ở trung tâm Tokyo.
- Sân bay Narita <----> trung tâm Tokyo: ~2 tiếng.
- Sân bay Narita <----> Haneda: ~2 tiếng rưỡi.
(Vé tàu từ qua lại giữa hai sân bay hoặc từ sân bay về thành phố tầm RM50~RM100, tuỳ loại tàu nhanh chậm)
Vé KL <--> Narita: dao động từ RM2500-RM5000 (khứ hồi): tuỳ thời điểm book và hãng bay. Lúc mình book là book hơi vội (chỉ book trước 1 tháng): giá AirAsia là RM2700 khứ hồi (quá cảnh Singapore khi về) và Malaysia Airline là RM5000 khứ hồi.
Vì bay từ nước ngoài vào Nhật nên sẽ đáp ở sân bay Narita, đáp sân bay Naria ta xong bạn có thể đi bus/tàu đến sân bay Haneda hoặc vào thẳng luôn trung tâm thành phố. Có nhiều chuyến bus/tàu nối liền 2 sân bay hoặc từ sân bay vào thành phố.
Lưu ý: bus/tàu chỉ hoạt động từ 5h30 đến 23h00. Nếu ngoài giờ này, bạn sẽ phải bắt taxi vào thành phố (mắc, vì khoảng cách xa).
2. Khách sạn:
Book trên booking.com hoặc traveloka (tuỳ chọn).
Có một số group trên FB có người Việt sinh sống và làm việc ở Nhật Bản cho thuê nhà homestay hoặc dịch vụ (vì mình không sử dụng nên mình cũng không rành).
Recommendation: book khách sạn gần trạm tàu hoặc trung tâm thành phố để dễ di chuyển. Có 2 trạm tàu lớn ở trung tâm Tokyo mình nhớ, đó là: Shinjuku và Shibuja (lúc nào mình cũng đi qua 2 trạm tàu này, dù tham quan điểm nào hoặc muốn di chuyển đến nơi nào...)
3. Di chuyển: Tàu/ bus/ taxi
Tàu sẽ là phương tiện phổ biến ở Nhật. Có hai loại tàu: tàu thường (local) và tàu nhanh (Shinkansen/ express train).
Thẻ tàu: có 2 loại
- Thẻ thường (Icoca, Pasmo, Suica...): dùng để dia chuyển giữa các tàu/bus ở Nhật.
- Thẻ JR Pass: dùng cho khách du lịch, cho các chặng đường dài. Thẻ có lợi thế hơn về giá, tuy nhiên phải mua theo gói giá cao (nếu đi không hết thì uổng).
Mình dùng thẻ thường vì chỉ đi lòng vòng Tokyo.
Nếu bạn xác định sẽ đi những tuyến xa (Tokyo <-> Osaka, Tokyo <-> Kyoto...) thì có thể tham khảm JR Pass.
Mua vé:- Mua token trực tiếp tại trạm tàu.
- Dùng thẻ vật lí (Icoca, Pasmo, Suica, JR Pass..)
- Dùng thẻ online trên Apple Pay.
Giá vé giữa các trạm: tầm RM2~RM10 tuỳ khoảng cách.
Theo mình thấy thì cứ dùng thẻ (có thể là thẻ vật lí hoặc Apple Pay), vì mua token tại các trạm rất mất thời gian vì nhiều option, nhiều loại máy và nhiều trạm tàu, mình không biết trạm nào mà lần. Dùng thẻ thì cứ "tap" rồi đi thôi.
**Dành cho ai xài IOS (Apple Pay):
Lúc mình mới nhập cảnh vào Nhật, trên Iphone của mình có suggest là add "Travel Card" vào Apple Pay. Mình không biết là gì, sau thấy logo "Suica" hiện lên mới biết đó là 1 trong các thẻ đi tàu ở Nhật.
- Add thẻ: Open "Wallet" --> chọn (+) trên góc phải --> chọn "Travel Card" (thẻ du lịch) -> kéo xuống Japan -> chọn thẻ (Suica).
- Nạp tiền vào thẻ: nạp online. Vì thẻ có chế độ nạp tiền online từ NH qua nên mình cứ top-up tiền từ thẻ NH qua rồi dùng để đi tàu.
4. Tiền tệ:
Có nhiều phương thức thanh toán/ đổi tiền khi qua Nhật:
- Đổi ra tiền Yên trước khi bay.
- Cầm RM/USD qua Nhật đổi.
- Rút tiền tại cây ATM bằng thẻ Visa/Master Card (*): thẻ NH cần phải kích hoạt "Rút tiền Oversea".
- Thanh toán trực tiếp bằng thẻ Visa/ Master card (*): sẽ có phí chuyển đổi mỗi lần bạn thanh toán, và tỉ giá sẽ dựa vào tỉ giá ngày bạn thanh toán. Cũng cần phải kích hoạt "Thanh toán Oversea".
- Đổi tiền mặt tại Nhật (sân bay):
- Đổi tại quầy: có các quầy chuyển tiền như ở hầu hết các sân bay khác.
- Đổi tại "vending machine": làm theo hướng dẫn trên màn hình, check tỉ giá -> cho tiền RM/USD vào máy -> đổi ra tiền Yên (như mình rút tiền ATM)
Đợt đó mình không check tỉ giá nên không biết giữa 2 phương thức đổi có chênh lệch gì không, nhưng mình nghĩ không nhiều (hoặc không có sự khác biệt). Chỉ là đổi bằng máy thì có tốn thêm phí 5-10 yên gì đó.
5. Sim Card:
Mua tại sân bay hoặc trạm tàu.
Ở Nhật có rất nhiều máy "vending machine", nên thậm chí mua sim card điện thoại cũng mua tại những máy này (vending machine chỉ bán eSim).
|
Máy vending machine |
Làm theo hướng dẫn màn hình: có nhiều loại sim card (7 ngày, 15 ngày, 30 ngày...) tuỳ theo nhu cầu mà mình chọn. Hồi mình chọn là gói 7 ngày.